0901.38.3456

Banner top

Quy Hoạch Tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá post

QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA

Là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, có lịch sử văn hóa xã hội khá đa dạng, Thanh Hóa những năm gần đây là một trong những thị trường sôi động về cả bất động sản, kinh tế, xã hội,… Chính sách quy hoạch trong giai đoạn mới có điểm gì nổi bật, cùng Reviewland tìm hiểu ngay!

>>> Xem thêm: Quy Hoạch Tỉnh Thái Nguyên

quy hoach tinh thanh hoa - Quy Hoạch Tỉnh Thanh Hóa

ƯU THẾ CỦA TỈNH THANH HÓA

Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ – miền Trung Việt Nam, là đơn vị hành chính xếp thứ 8 về tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 40 về bình quân đầu người. Là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Đây cũng là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ. Địa hình miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.

Về hệ thống giao thông, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản về đường bộ, đường thủy và cả đường hàng không. Một số tuyến đường huyết mạch: quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 15, 45, 47, 217 và cả đường dài Hồ Chí Minh. Đường thủy có chiều dài nội địa với gần 700km, đường hàng hải có cảng nước sâu với khả năng chuyên chở hàng hải quốc tế. Đường hàng không với sân bay Thọ Xuân được sử dụng chính là để vận tải hàng hóa, giảm bớt áp lực và gánh nặng cho giao thông đường bộ. Như vậy có thể nhận định, hạ tầng giao thông khá đồng bộ chính là một trong những điểm sáng trong ưu thế và tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa.

CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA

Quy hoạch Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045” phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước; tầm nhìn Việt Nam đến năm 2045; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống.

Nội dung chính là  phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển; phải chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh khu vực biên giới Việt Nam – Lào gắn với kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây  dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình quy hoạch là điều vô cùng cần thiết để bắt kịp thời đại và xu hướng.

Nghiên cứu phát triển xác định các quan điểm, mục tiêu và phương án quy hoạch các đô thị trung tâm giữ vai trò là cực tăng trưởng kinh tế – xã hội của Tỉnh bao gồm: Thành phố Thanh Hóa, thành phố sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; các đô thị: Nghi Sơn, Thọ Xuân, Lam Sơn – Sao Vàng và Ngọc Lặc gắn với chuỗi đô thị;  phát triển Cảng quốc tế Nghi Sơn kết nối với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, các nước tiểu vùng sông Mê Kông và cả nước, nhất là các tỉnh vùng Tây Bắc, các tỉnh Nam sông Hồng và các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ.

Thanh Hóa với mục tiêu phát triển theo hướng đô thị, với những chính sách như trên, có thể sẽ càng đồng bộ hơn về mọi mặt trong thời gian ngắn trong tương lai!

Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-thanh-hoa/

14/01/2021 by Admin
Đánh giá post
Chia sẻ:
Từ khóa:
NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN

    Gọi ngay
    Zalo chát
    Viber
    Bản đồ