0901.38.3456

Banner top

Quy Hoạch Tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá post

QUY HOẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN

Cách thủ đô Hà Nội 75km, Thái Nguyên là một trong những tỉnh thành được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Định hướng quy hoạch tại tỉnh thành này như thế nào, cùng Reviewland tìm hiểu qua bài viết này nhé!

>>> Xem thêm: Quy Hoạch Tỉnh Thái Bình

quy hoach tinh thai nguyen - Quy Hoạch Tỉnh Thái Nguyên

ƯU THẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, dân số hiện đang có là trên 1,2 triệu người, là tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc, đứng thứ 3 về diện tích trong các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Cùng với Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai và Bắc Giang, Thái Nguyên là một trong những tỉnh thành được đánh giá có cơ sở hạ tầng tốt nhất, đồng thời cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn trên cả nước. Thái Nguyên cũng là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội của khu vực đông bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang phát triển ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước.

Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 178 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 32 phường, 9 thị trấn và 137 xã. Tỉnh cũng đã  quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn. Đến hết năm 2019 đã có 20 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích hơn 763 ha (7.63 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha.

Thái Nguyên có hệ thống giao thông tương đối phát triển với 1 tuyến cao tốc nổi bật đó là Thái Nguyên – Chợ Mới, và 5 tuyến quốc lộ đi qua. Có thể kể đến một số đường quốc lộ như QL 1B, QL 3, QL17, QL3C, QL37,… Tỉnh lộ cũng có đa dạng như tỉnh lộ 260, 264, 261 – tỉnh thành đi đầu cả nước về phong trào nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng. Về loại hình đường sắt,có tuyến đường sắt Hà Nội – Quan Triều, Quan Triều – Núi Hồng dài 33,5km. Đường sông có một số dự án trên sông Cầu và sông Công. Nội thành cũng có một số tuyến bus phục vụ đa dạng cho lưu thông di chuyển đường bộ.

CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN

Quy hoạch Thái Nguyên đánh giá đầy đủ các điều kiện, yếu tố và dự báo xu hướng, bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực, trong nước tác động đến phát triển của Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; đánh giá khả năng khai thác liên kết vùng, hợp tác các địa phương trong cả nước, trước hết là kết nối giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, nhất là kết nối hạ tầng liên vùng, cùng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các cân đối thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; tạo nền tảng phát triển cho các thời kỳ tiếp theo, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân; tính khả thi, khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả.

Định hướng phát triển  tập trung phát triển một số nhóm ngành trọng điểm như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và kinh doanh bất động sản; nông, lâm nghiệp và thủy sản: thương mại – du lịch và dịch vụ; y tế, chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng tinh thần của nhân dân; phát huy, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyên thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên môi trường.

Mục tiêu lớn nhất của quy  hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh; phấn đấu đến năm 2030 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, là trung tâm kinh tế – xã hội, cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đối với toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc, tạo dựng nền kinh tế xanh với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-thai-nguyen/

14/01/2021 by Admin
Đánh giá post
Chia sẻ:
Từ khóa:
NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN

    Gọi ngay
    Zalo chát
    Viber
    Bản đồ