0901.38.3456

Banner top

Quy Hoạch Tỉnh Hậu Giang

Đánh giá post

QUY HOẠCH TỈNH HẬU GIANG

Những từ khóa tìm kiếm về kế hoạch phát triển tại các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể khi chứng kiến những thay đổi của các tỉnh thành này, trong đó có Hậu Giang. Cùng Reviewland cập nhật những tin tức mới nhất về quy hoạch đô thị tại tỉnh Hậu Giang nhé!

>>> Xem Thêm: Quy Hoạch Tỉnh Hải Dương

quy hoach tinh hau giang - Quy Hoạch Tỉnh Hậu Giang

ƯU THẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG

Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các đơn vị hành chính được phân chia thành  có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện được chia làm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn. Hậu Giang nằm có một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây. Tỉnh không chỉ có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, mà còn có nguồn thủy, hải sản rất phong phú, chủ yếu tôm cá và chăn nuôi gia súc. Với lợi thế miền Tây sông nước, tỉnh nổi tiếng với hình thức chợ nổi và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngoài ra, có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn, vùng ven sông thuộc lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Về phát triển kinh tế, theo số liệu thống kê năm 2018,  Hậu Giang là có số dân xếp thứ  54 về tổng số dân trên cả nước, đứng thứ 52 về Tổng số sản phẩm trên địa bàn, và đứng thứ 48 về bình quân đầu người. Với số dân trên 700 nghìn người, GRDP đạt 29.763 tỉ, GDP bình quân đầu người đạt 38,32 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,08%.

Hậu Giang cũng có có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cònchưa thực sự phát triển, chưa có sản phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, đón được xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn ngoài nước là yêu thích tìm về với thiên nhiên hoang sơ, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vì lẽ đó Hậu Giang đang có nhiều dự án hướng vào xây dựng sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi để thu hút lượng khách du lịch lớn hơn, góp phần thúc đẩy công nghiệp dịch vụ trên địa bàn một thêm phát triển.

Hệ thống giao thông Hậu Giang rất thuận tiện, có nhiều tuyến đường nối liền các mạch giao thông với các tỉnh trên đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện đang có năm trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 61 và quốc lộ 61B. Đường nội bộ tỉnh, gồm các tuyến 924 đến 933 với tổng chiều dài lên đến khoảng 400 km. về  mạng lưới đường thủy, Hậu Giang gồm có hai trục giao thông quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp. Nhờ hệ thống kênh, rạch hình thành chằng chịt, trải đều địa bàn nên việc thuỷ thuận lợi trở nên dễ dàng hơn và thuận tiện hơn rất nhiều.

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỈNH HẬU GIANG

Quy hoạch Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp, thống nhất với mục tiêu, định hướng, nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm thời kỳ 2021 – 2030, Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 và tầm nhìn Việt Nam, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Chính sách quy hoạch phải dựa trên sự đánh  giá đầy đủ các điều kiện, yếu tố và dự báo xu hướng, bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực, trong nước tác động đến phát triển của Tỉnh và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực trong thời kỳ quy hoạch; đánh giá khả năng khai thác liên kết vùng, hợp tác các địa phương trong cả nước, trước hết là kết nối giữa tỉnh Hậu Giang với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là kết nối hạ tầng liên vùng, cùng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các cân đối thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Về nội dung lập kế hoạch, cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế; khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng bởi trong thời đại hội nhập và phát triển như hiện nay, nếu không ứng dụng những thành tựu khoa học thì rất khó để phát triển mạnh mẽ và bền vững. Song vẫn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường một cách tích cực và hiệu quả nhất.

Chính sách quy hoạch cụ thể tin chắc sẽ giúp Hậu Giang đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-hau-giang/

08/01/2021 by Admin
Đánh giá post
Chia sẻ:
Từ khóa:
NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN

    Gọi ngay
    Zalo chát
    Viber
    Bản đồ