Quy Hoạch Tỉnh Hải Dương
QUY HOẠCH TỈNH HẢI DƯƠNG
Quy hoạch tỉnh Hải Dương có những điểm mới gì trong những giai đoạn tiếp theo, cùng Reviewland cập nhật những tin tức mới nhất qua bài viết này!
|
ƯU THẾ CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Năm 2020, Hải Dương xếp thứ 9 về số dân với 1.917.000 người dân, GRDP đạt 134.700 tỉ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 69,8 triệu đồng (tương ứng với 3.020 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân trong 5 năm đạt 8,1%. Hải Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện nay đã được xếp vào đô thị loại I, cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách Hải Phòng 45 km về phía tây. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong vùng quy hoạch thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.
Với diện tích 1.662 km2, tỉnh có diện tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 phường và 18 phường xã.
Hải Dương có rất nhiều đường quốc lộ chạy qua: QL5 từ nối thành phố Hà Nội với Hải Phòng, phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km; quốc lộ 5B nay được gọi là đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng : quy mô cấp quốc gia; đường tỉnh với 14 tuyến dài 347,36 km (đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng) và đường huyện 392,589 km và 1.386,15 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa; quốc lộ 18 đến Bắc Ninh. Phần đường chạy qua Chí Linh dài 20km,… 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km; các loại tàu, thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lưu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nước và nước ngoài thuận lợi. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông,.. đường sắt thì Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy song song với đường 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương. Ngoài ra còn có tuyếnđường sắt Yên Viên chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm, nông, thổ sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài,.. Hệ thống giao thông của Hải Dương khá đồng bộ và đa dạng.
Nói về ưu thế của Hải Dương có thể tóm lược lại như sau: Hải Dương nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tâm của tam giác tăng trưởng, 3 cực phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong các hành lang kinh tế kỹ thuật quốc gia như đường cao tốc, đường sắt, quốc lộ, mạng tuyến cấp điện, năng lượng, thông tin liên lạc quốc gia.
CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TỈNH HẢI DƯƠNG
Quy hoạch Hải Dương định hướng mô hình phát triển không gian lãnh thổ, hệ thống phân bổ các khu, cụm công nghiệp, các không gian nông lâm nghiệp sinh thái, … các trục hành lang đô thị hoá, các cực đô thị trung tâm, hình thái phát triển đô thị – điểm dân cư nông thôn và bố trí hệ thống các trung tâm chuyên ngành của Tỉnh về: Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, văn hoá, thương mại dịch vụ du lịch; hệ thống phân bổ các khu, cụm công nghiệp, các không gian nông – lâm nghiệp sinh thái…
Hệ thống điểm dân cư nông thôn giữ nguyên hình thái phân bố các điểm dân cư nông thôn (thôn xóm) truyền thống theo cụm, tuyến, điểm. Quy mô có 229 xã với khoảng 1000 điểm trên toàn Tỉnh. Mạng lưới các điểm dân cư của từng xã sẽ được quy hoạch phát triển theo đề án Quy hoạch phát triển nông thôn mới của Tỉnh. Động lực phát triển chính của các điểm hay cụm điểm dân cư nông thôn là các thị tứ, các khu vực phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Về các công trình hạ tầng xã hội Quy hoạch phát triển hệ thống các trung tâm công trình hạ tầng xã hội được lập trên cơ sở các định hướng quy hoạch của khu vực: Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Đồng bằng sông Hồng, các hành lang kinh tế… và có sự cập nhật quy hoạch các ngành, lĩnh vực của Tỉnh để đưa ra định hướng, lựa chọn phát triển và bố trí tại các khu vực thuận lợi và phù hợp. Quy hoạch định hướng hệ thống các trung tâm công trình hạ tầng xã hội phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển trong các giai đoạn quy hoạch
Quy hoạch đất đai, kỹ thuật đất đai đầy đủ cho phát triển công nghiệp, TTCN, phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn và các trung tâm dịch vụ xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình đầu mối… kết hợp quy hoạch phát triển nông nghiệp, đầu tư cải tạo và khai thác tốt hệ thống Bắc Hưng Hải cho việc chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng.
Hải Dương vốn là một tỉnh thành có tốc độ phát triển ổn định nên với những chính sách này, tin chắc Hải Dương trong tương lai sẽ có những bước nhảy vọt về kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là thị trường bất động sản hơn nữa.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-hai-duong/