0901.38.3456

Banner top

Quy Hoạch Tỉnh Hà Nam

5/5 - (2 votes)

QUY HOẠCH TỈNH HÀ NAM

Hà Nam là một trong những tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, tuy nhiên nhờ vào những định hướng phát triển phù hợp mà qua mỗi năm, tốc độ tăng trưởng của Hà Nam đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt. Cùng Reviewland tìm hiểu chính sách quy hoạch ngay qua bài viết!

>>> Xem Thêm: Quy Hoạch Tỉnh Hà Giang

quy hoach tinh ha nam - Quy Hoạch Tỉnh Hà Nam

ƯU THẾ CỦA TỈNH HÀ NAM

Hà Nam là một tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với trung tâm thành phố Hà Nội, giáp với Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,Ninh Bình đều là những tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế ổn định.

Địa hình tự nhiên chủ yếu là đồng bằng, và một số vùng có núi cao vừa và thấp. Đặc biệt, kinh tế của Hà Nam cũng khá phát triển với nhiều loại hình kinh tế, kinh doanh,… đặc biệt ở đây còn là sự hội tụ của nhiều khu công nghiệp vừa và rộng có thể kể tên đến như: Khu công nghiệp Đồng Văn I và Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 thuộc địa bàn phường Đồng văn: Tổng diện tích 410ha;  công nghiệp Châu Sơn 200ha – nằm trong thành phố Phủ Lý; công nghiệp Hòa Mạc 200ha – thuộc phường Hòa Mạc – Duy Tiên; công nghiệp Liêm Cần – Thanh Bình, diện tích 200ha; công nghiệp Ascendas – Protrade, diện tích 300ha,… Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực.

Phát triển công nghiệp dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã từng bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.

Hệ thống  giao thông thuận tiện: Đây là một trong số ít các khu công nghiệp giáp với 3 phía đều giáp với quốc lộ lớn. phía Đông giáp với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, phía Nam giáp quốc lộ 38, phía Tây giáp Quốc lộ 1A. Khu công nghiệp cũng liền kề với ga Đồng Văn thuộc hệ thống đường sắt Bắc Nam. Hệ thống đường bộ với nhiều quốc lộ như QL 1A, QL 21A, QL 21B, QL 38, QL 38B từ cầu yên lệnh qua Lý Nhân – Bình Lục; đặc biệt là tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình song song với quốc lộ 1A và cách nó khoảng 3 km về phía Đông. Quy mô với 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Được thông xe kỹ thuật từ ngày 30/6/2012. T ất cả các tuyến đường nối các thị trấn với nhau và các thị trấn với Thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4 làn xe ôtô. Cùng với rất nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ôtô trở lên, đã và đang thi công nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ làm hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nam càng ngày càng thuận tiện.

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HÀ NAM

Quy hoạch Hà Nam hiện nay đang trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; Bảo đảm tính nhân dân, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Mục tiêu lập quy hoạch: quy  hoạch tỉnh Hà Nam là cơ sở để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường;  là một trong những công cụ quản lý nhà nước của Tỉnh giúp hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Hồng và quy hoạch tỉnh làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện và liên huyện, quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Song song với đó, phát triển đa dạng nhiều lĩnh vực để  thu hút đầu tư, đẩy nhanh các khâu đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn.

Các phương pháp thực hiện quy hoạch có thể kế đén như: phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin; phương pháp tham vấn; PP chuyên gia, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; PP tích hợp quy hoạch; PP dự báo, xây dựng phương án phát triển; phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, tổng hợp; và một số  phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật và tính đặc thù của tỉnh Hà Nam.

Như vậy có thể nói tỉnh Hà Nam đã đưa ra nhiều chính sách và định hướng cụ thể cho sự phát triển lâu dài và bền vững của tỉnh, hứa hẹn trong tương lai, Hà Nam sẽ đạt được thêm nhiều thành tựu hơn về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống hạ tầng giao thông sẽ đồng bộ hơn để phục vụ đời sống cư dân được tốt hơn, phát triển hơn.

Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-ha-nam/

07/01/2021 by Admin
5/5 - (2 votes)
Chia sẻ:
Từ khóa:
NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN

    Gọi ngay
    Zalo chát
    Viber
    Bản đồ