Quy Hoạch Tỉnh Cao Bằng
QUY HOẠCH TỈNH CAO BẰNG
Quy hoạch Cao Bằng đã và đang có những chính sách gì đáng chú ý, cùng Reviewland cập nhật những thông tin mới nhất về quy hoạch tại tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn sắp tới thông qua bài viết này!
|
LỢI THẾ CỦA TỈNH CAO BẰNG
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của đất nước, là đơn vị hành chính xếp thứ 60 về số dân với số dân trên 500 nghìn người, đơn vị hành chính được chia thành 1 thành phố với 9 huyện với mật độ dân số khá thưa thớt vì điều kiện tự nhiên chủ yếu của Cao Bằng là đồi núi với sự định cư của nhiều dân tộc thiểu số. Vị trí tiếp giáp của Cao Bằng cũng có nhiều điểm đáng chú ý khi rất gần với khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng tây Trung Quốc, giáp với tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Hệ thống sông ngòi ở Cao Bằng cũng rất đa dạng và dày đặc, có thể kể đến như: hai dòng sông lớn là sông Gấm ở phía Tây và phía Đông là sông Bằng Giang ở vùng trung tâm, ngoài ra còn một số sông ngoài khác như sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo…
Về kinh tế xã hội, theo báo cáo gần nhất, bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2018, tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí thứ 58/63 tỉnh thành. Thực hiện giai đoạn 5 năm 2016 – 2020, Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 – 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư: 12.308 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cao Bằng được ban cho một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đậm chất rừng núi nên du lịch cũng rất phát triển với nhiều khu di tích lịch sử hay khu vực các thác cao, chảy xiết thu hút du khách đến đây du lịch mỗi năm, có thể kể đến như thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Hồ núi Thang Hen,…
Cao Bằng tuy chưa phải là một địa phương có tốc độ phát triển ấn tượng nhưng bù lại có rất nhiều tiềm năng để phát triển nếu có một chính sách quy hoạch phù hợp.
CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH CAO BẰNG
Quy hoạch Cao Bằng được thực hiện dựa trên những đặc trưng, tính chất vốn có của địa phương như: là điểm nối trong vành đai phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng các tỉnh miền núi phía Đông Bắc; là một trong những đầu mối trung chuyển quan trọng giao thương với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu; là vùng kinh tế tổng hợp, phát triển từ hạt nhân kinh tế là thành phố Cao Bằng và Khu kinh tế cửa khẩu; là vùng phát triển nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển dịch vụ du lịch.
Về chiến lược phát triển, ban lãnh đạo dự kiến phát triển liên kết vùng thông qua hệ thống các trục giao thông đường bộ, xây dựng các tuyến đường giao thông trọng yếu. Chọn các trung tâm tăng trưởng phù hợp với sự phân bố các vùng kinh tế. Phát triển đô thị hạt nhân gắn với các tiểu vùng. Thiết lập mạng lưới không gian đô thị phù hợp với xu thế phát triển đô thị toàn quốc và vùng miền núi trung du Bắc Bộ; tập trung phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên. Tập trung khai thác các lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi khu vực để phát triển kinh tế du lịch.
Mặt khác, có thể nhận định do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu dân cư, nước sông có hiện tượng ô nhiễm hơn, nên việc phát triển được ban lãnh đạo nhận định phải đi đôi với bảo vệ và nâng cấp môi trường, hạn chế việc ô nhiễm, đồng thời áp dụng những tiến bộ của khia học công nghệ để góp phần đemlại một cuộc sống sinh hoạt trong lành cho cư dân hơn. Phát triển nhưng không phải đốt cháy giai đoạn mà phải đi với bền vững, lâu dài.
Ban lãnh đạo tỉnh Cao Bằng thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt. Trong tương lai chắc chắn sẽ nhìn thấy một Cao Bằng phát triển hơn, mức sông nâng cao hơn, từng bước trở thành tỉnh thành có mức độ phát triển ổn định.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-cao-bang/