Quy Hoạch Tỉnh Thái Bình
QUY HOẠCH TỈNH THÁI BÌNH
Quy hoạch tỉnh Thái Bình có những điểm mới nào trong giai đoạn 2021 – 2030, cùng Reviewland cập nhật ngay những tin tức về đất đai, kinh tế, văn hóa và xã hội trong bài viết này nhé!
|
ƯU THẾ CỦA TỈNH THÁI BÌNH
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thái Bình là đơn vị hành chính xếp thứ 11 về dân số với tổng số dân trên địa bàn hiện có là gần 1,9 triệu người, mật độ dân số khá đông đúc với sự tập trung lớn ở các đô thị. Nhijo độ phát triển đô thị của tỉnh cũng được đánh giá khá cao, sự phát triển nông thôn mới cũng đang được hoàn thành và kịp tiến độ.
Với 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 7 huyện với 260 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 10 phường, 9 thị trấn và 241 xã, Thái Bình trong những năm gần đây được đánh giá là có nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, thậm chí có tiềm năng phát triển lớn. Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt hơn 38 nghìn tỷ đồng, có mức tăng trưởng trong 4 năm cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước. Có cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều tăng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 33 nghìn tỷ đồng, nhiều dự án khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đem lại nhiều lợi nhuận và thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên cả nước. Doanh thu tiêu dùng tăng 14% so với các năm trước, tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng, thị trường lao động dồi dào, hạn chế tifh trạng thất nghiệp, nghèo đói trên hầu hết các huyện, xã. Kinh tế đang ngày càng dịch chuyển theo chiều hướng rất tích cực.
Giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình bao gồm nhiều loại hình đa dạng như đường bộ, đường thủy. Đường bộ gồm quốc lộ 10 nối Nam Định với Hải Phòng, quốc lộ 39 nối với Hưng Yên, quốc lộ 37 nối với Sơn La. Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh là một trong những dự án sáng giá nhất đến thời điểm hiện tại. Về đường thủy, có cảng Diêm Điền, Cầu Hiệp, dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng và tuyến đường nối với tỉnh Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đang được khởi công xây dựng. Giao thông trên tỉnh đang ngày càng được đa dạng hóa hơn, hiện đại hóa hơn rất nhiều.
CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TỈNH THÁI BÌNH
Quy hoạch Thái Bình được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh Thái Bình với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; xây dựng tỉnh Thái Bình phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Thái Bình; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu chính là phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh; lựa chọn được các phương án tổ chức, phương án phát triển hoạt động kinh tế – xã hội có hiệu quả, là cơ sở cho việc đề xuất: Phương án tổ chức không gian chung, hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng có vai trò động lực; phương án tổ chức phát triển mạng lưới và không gian cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu…; các giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý nhằm giải quyết các xung đột về không gian trên địa bàn tỉnh Thái Bình do nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
Phương án xây dựng quy hoạch là phải đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị – nông thôn (gồm thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; công tác đảm bảo quốc phòng – an ninh; tổ chức không gian và phát triển hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức); quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa của từng khu vực và khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể trong tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng Bắc Bộ với cả nước.
Với những định hướng như vậy, Thái Bình chắc chắn sẽ còn thay đổi và phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trở thành một trong những tỉnh thành có nhịp độ phát triển đi đầu cả nước.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-thai-binh/