Quy Hoạch Yên Bái
QUY HOẠCH YÊN BÁI
Chắc hẳn với những người quan tâm tới bất động sản Yên Bái, những thông tin quy hoạch của tỉnh thành này là rất quan trọng. Cùng Reviewland tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây!
|
NHỮNG ƯU THẾ VÀNG CỦA YÊN BÁI
Cũng như những tỉnh thành khác, Yên Bái cũng có cho mình những lợi thế vàng, phục vụ đặc lực trong việc xây dựng những chính sách phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
Là một trong những tỉnh nằm ở khu vực trung du và miền núi ở phía Bắc nước ta, Yên Bái mang những lợi thế đậm bản sắc miền núi. Với hơn 800 nghìn người dân, Yên Bái đóng góp cho đất nước tới hơn 27 tỉ đồng GRDP. Kết quả này tương đương với tốc độ tăng trưởng 6,31% về GRDP.
Mang đặc điểm của tỉnh miền núi nhưng Yên Bái có nhiều điều kiện để phát triển, giao thương. Không hề bị cô lập xung quanh, Yên Bái giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Giang, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế giữa các vung. Hơn thế, giao thông của Yên Bái không hề kém phát triển. Yên Bái phát triển đa dạng mạng lưới giao thông với đường bộ, đường sắt và đường thủy. Tuyến đường sắt nối liền giữa Hà Nội và Yên Bái và chạy thẳng tới Lào Cai tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các tỉnh và thành phố với nhau. Các quốc lộ 37, 32, 70 được nâng cấp và cải tạo nhằm duy trì việc di chuyển đêm ngày của người dân nơi đây.
Trải dài gần 7.000 km2 dọc sông Hồng, Yên Bái có hệ thống sông ngòi dày đặc. Hai con sông lớn nhất có thể kể đến sông Chảy và dòng sông Hồng, ngoài ra còn có tới 200 con sông, suối và hồ lớn nhỏ. Điều này cho phép Yên Bái trở thành một trong những điểm quy hoạch hệ thống thủy điện và hồ nhân tạo của nước ta. Cụ thể chúng ta được chứng kiến một trong những dự án thủy điện lớn của Việt Nam, chính là thủy điện Thác Bà. Song song với đó, hồ Thác Bà cũng là một trong những hồ nhân tạo lớn với khả năng chứa tới gần 4 tỷ m3 nước.
Một đặc điểm không thể bỏ qua của Yên Bái chính là địa hình có độ dốc lớn với 2 vùng đặc điểm riêng biệt rõ rệt: khu vực tả ngạn của dòng sông Hồng với địa hình nghiêng về địa hình trung du, còn phần hữu ngạn lại mang nhiều đặc điểm của địa hình núi cao. Với đặc điểm rõ rệt như vậy, Yên Bái dễ dàng lên kế hoạch quy hoạch các loại cây trồng phù hợp với địa hình và khí hậu của từng vùng.
Ưu thế của Yên Bái còn nằm ở nguồn tài nguyên dồi dào với rừng, khoáng sản đóng góp rất lớn vào cơ cấu kinh tế của tỉnh này. Khoáng sản Yên Bái nhiều nhất tập trung vào các loại khoáng sản như đá đỏ, thạch anh, đá trắng,…mở ra tương lai của các ngành khai thác mang lại lợi ích kinh tế cao. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên rừng của Yên Bái có trữ lượng các loại gỗ quý, chiếm tới 54% diện tích. Các loại gỗ như pơ mu với độ bền bỉ và đuổi muỗi tốt có giá trị sử dụng cao cho việc đóng giường và các loại vật dùng gia đình khác. Cũng nhờ tài nguyên rừng, Yên Bái sở hữu một thảm thực vật phong phú, một trong những tiềm năng phát triển trải nghiệm hoang dã với thiên nhiên hoang sơ, phong phú và không khí xanh, sạch.
Bên cạnh những ưu thế cho ngành công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp, Yên Bái cũng có những bản sắc riêng biệt phục vụ đắc lực cho việc phát triển du lịch. Yên Bái tồn tại lâu đời những đặc sản nức lòng khách du lịch như xôi ngũ sắc, táo mèo, bưởi, thịt trâu gác bếp và cá tiểu bạc của hồ Thác Bà. Du khách truyền tai nhau những điểm du lịch không thể không ghé của mảnh đất này như đèo Hải Chai, cánh đồng Mường Lò, con Thác Mơ hay suối khoáng Bản Hốc,… Những điểm du lịch này góp phần giúp Yên Bái mạnh tay phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ với nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo.
ĐƯỜNG HƯỚNG QUY HOẠCH CỦA TỈNH YÊN BÁI
Sớm nhận ra những ưu thế của tỉnh, Yên Bái xây dựng những chính sách đặc thù trong quy hoạch của tỉnh Yên Bái. Một số những điểm chính trong chính sách quy hoạch của tỉnh này có thể kể đến như sau:
- Tận dụng triệt để những ưu điểm của tỉnh Yên Bái trong phát triển các ngành kinh tế. Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Yên Bái tập trung mở rộng các công trình thủy điện để phục vụ sinh hoạt cho bà con miền núi. Các tài nguyên rừng có độ che phủ cao cho phép Yên Bái phát triển các loại hình trải nghiệm hoang dã cũng như khả năng khai thác các nguồn lâm sản.
- Ngày càng nâng cấp và đồng bộ các cơ sở hạ tầng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc Yên Bái ngày càng cải tạo hệ thống giao thông. Ngoài ra, tuy mang những đặc điểm miền núi nhưng những cơ sở hạ tầng về trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa, kinh tế đều được xây dựng và cải tạo, giúp cho Yên Bái ngày càng nâng cấp chất lượng cuộc sống và sự thuận lợi trong phát triển kinh tế.
- Chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa và thảm thực vật. Việc duy trì song song 2 công tác khai thác và bảo tồn đã trở thành nền tảng của phát triển bền vững. Từ đó, mở ra những cơ hội không chỉ ở hiện tại mà còn có giá trị bền lâu trong tương lai.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-yen-bai/