Quy Hoạch Tỉnh Hà Giang
QUY HOẠCH TỈNH HÀ GIANG
Trong những năm gần đây, Hà Giang nổi lên là một địa điểm du lịch mới, lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng lên đáng kể. Nhờ đó mà kinh tế xã hội của tỉnh thành này cũng có những bước tiến rõ rệt. Cùng Reviewland tìm hiểu về các chính sách quy hoạch của tỉnh Hà Giang qua bài viết này!
|
ƯU THẾ NỔI BẬT CỦA TỈNH HÀ GIANG
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của đất nước. Trung tâm hành chính của tỉnh cách TP Hà Nội 320 km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô. Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,… Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng. Hà Giang là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý…
Về kinh tế, Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giáy và Lô Lô…Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù. Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý.
Về giao thông, Hà Giang có Quốc lộ 279 (nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kan, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau. Đoạn cuối quốc lộ 279, từ chỗ giao với quốc lộ 6 đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang là một phần của đường Xuyên Á AH13.
Nhìn chung, Hà Giang vẫn còn là một tỉnh thành non trẻ, do đó, rất cần một chính sách quy hoạch để có thể từng bước đưa Hà Giang lên một vị trí mới.
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HÀ GIANG
Quy hoạch Hà Giang xây dựng với mục tiêu đáp ứng các vai trò, chức năng trong tỉnh Hà Giang, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững. Gìn giữ các giá trị về cảnh quan tự nhiên, văn hóa, kiến trúc truyền thống, phát huy và hấp dẫn các thành phần kinh tế cho đầu tư và phát triển đô thị; định hướng phát triển đô thị Hà Giang theo các tiêu chí đô thị loại II, có không gian được mở rộng, khu vực phát triển hiện hữu được nâng cấp cải tạo, đảm bảo phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực, gìn giữ bản sắc cảnh quan tự nhiên, kiến trúc, văn hóa truyền thống của đô thị, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tiện ích đô thị đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và tính chất đặc trưng của đô thị.
Về định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, ban lãnh đạo xác định cấu trúc phát triển không gian đô thị đảm bảo tối ưu về liên kết vùng, đặc biệt là sự liên kết, hỗ trợ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và các khu vực khác trong tỉnh, các nguyên tắc phát triển không gian đô thị phù hợp với mục tiêu và tính chất chức năng đô thị loại 1. Quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, bảo vệ tài nguyên và môi trường trong quá trình phát triển đất đai đô thị.
Về hạ tầng và kỹ thuật, chọn đất xây dựng, cao độ xây dựng, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật về hệ thống thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, thông tin liên lạc theo tiêu chí đô thị loại II. phát triển giao thông liên kết vùng đảm bảo khả năng giao lưu phát triển với các khu vực khác trong tỉnh Hà Giang, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Định hướng phát triển giao thông đô thị đảm bảo liên kết thuận tiện giữa khu vực phát triển hiện hữu với các khu vực phát triển mới.
Với những định hướng cụ thể và rõ ràng như thế này, dự báo quy mô đất xây dựng đô thị đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của đô thị miền núi phía Bắc, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên môi trường. Hà Giang trong tương lai sẽ mang diện mạo mới của đô thị loại II, có không gian được mở rộng, khu vực phát triển hiện hữu được nâng cấp cải tạo, đảm bảo phát huy tiềm năng, thế mạnh, đời sống của cư dân sẽ được cải thiện và nâng cao hơn nữa!
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-ha-giang/