Quy Hoạch Tỉnh Đồng Tháp
QUY HOẠCH TỈNH ĐỒNG THÁP
Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp có những thành tựu và những điểm mới gì trong giai đoạn đã qua cũng như trong giai đoạn sắp tới, cùng Reviewland tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết này!
|
ƯU THẾ CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của đất nước. Năm 2018, Đồng Tháp là đơn vị hành chính xếp thứ 15 về số dân, đứng thứ 30 về tổng sản phẩm trên địa bàn, đứng thứ 43 về tổng thu nhập bình quân đầu người, và tốc độ tăng trưởng kinh tế xếp thứ 57 toàn nước.
Về địa hình tự nhiên, tỉnh Đồng Tháp là tỉnh thành có sông Tiền chảy vào địa phận, có đường biên giới hơn 50 km gisp với Campuchia với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế nổi tiếng và đang được đi vào hoạt động là Dinh Bà và Thường Phước. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen trở thành đặc sản của vùng này. Chính vì thế, Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Tuy là một tỉnh thành khá xa với các trung tâm du lịch trọng điểm của đất nước nhưng mỗi năm lượng khách đến Đồng Tháp để du lịch cũng rất đông và tăng lên đáng kể qua mỗi năm.
Về đơn vị hành chính, Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã.
Về giao thông trên địa bàn, hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh Đồng Tháp khá phong phú với tuyến đường N2 nối quốc lộ 22 và quốc lộ là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam. Quốc lộ 30 giáp quốc lộ 1A tại ngã 3 An Hữu chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, quốc lộ 54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với các tỉnh khác như Trà Vinh và Vĩnh Long, quốc lộ 80 đi qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang,… Mạng giao thông thủy trên địa bàn khá pgong phú nối Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng đến các tỉnh khác,… Đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp rất đa dạng, có thể kể đến như quốc lộ 30, quốc lộ 54, quốc lộ 80, tuyến đường N2 và N2B giúp cho việc lưu thông trên đường bộ khá thuận lợi. Tuy nhiên do các loại hình khác trên tỉnh chưa phát triển nhiều nên áp lực dồn hết vào giao thông đường bộ, vì thế trong thời gian tới, trong chính sách quy hoạch cần có nhiều thay đổi về quy hoạch hạ tầng.
CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
Quy hoạch Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm (2021 – 2030), Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2021 – 2025) của cả nước; quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long; các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của quốc gia; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Muốn làm được điều đó, cần phải xây dựng các phương án, định hướng phát triển phù hợp với bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế; thể hiện tư duy đổi mới, sáng tạo; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; phải kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; đồng thời cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; phát huy, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Mặt khác, để bảo vệ nguồn sinh thái cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình quy hoạch, ban lãnh đạo cũng đưa ra định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế, xã hội phải đồng bộ với phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, hướng đến mục tiêu, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời cũng cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Hơn hết, trong thời đại mới, cần nắm bắt công nghệ một cách nhanh nhẹn và áp dụng thuần thục, cụ thể cần ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Nói tóm lại, với những định hướng quy hoạch với tiêu chí đồng bộ các lĩnh vực, trong tương lai, chắc chắn Đồng Tháp sẽ thêm thay đổi hơn, phát triển hơn.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-dong-thap/