0901.38.3456

Banner top

Quy Hoạch Tỉnh Bình Thuận

Đánh giá post

QUY HOẠCH TỈNH BÌNH THUẬN

Với sự cập nhật mới mẻ nhất, chính xác nhất Reviewland mang đến những thông tin về quy hoạch tại tỉnh Bình Thuận, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của khách hàng về sự đổi mới trong thông tin quy hoạch tại tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn sắp tới. Cùng tham khảo bài viết sau đây!

>>> Xem Thêm: Quy Hoạch Tỉnh Hòa Bình

quy hoach tinh binh thuan - Quy Hoạch Tỉnh Bình Thuận

ƯU THẾ RIÊNG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN

Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước với thành phố trung tâm là Phan Thiết với vị trí địa lý cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Bắc. Đây cũng là tỉnh thành có bờ biển dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bìn Thuận tiếp giáp với các tỉnh khác như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, hay Bà Rịa – Vũng Tàu, đây đều là những thành phố có sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội khá ỏn định và đang trên đà tiếp tục phát triển. Về đơn vị hành chính, Bình Thuận được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 124 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 19 phường, 12 thị trấn và 93 xã với dân số trên 1 triệu người, mật độ dân số không quá dày đặc.

Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc – tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển. Đây cũng là khu vực có trữ lượng khoáng sản khá lớn nên tập trung phát triển kinh tế công nghiệp khá thuận lợi. Năm 2019, kinh tế tỉnh Bình Thuận tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng 11,09% (đây mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2010 đến nay), khẳng định được vai trò là năm tăng tốc của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020). GRDP bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng, tương đương 2.681 USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2018. Công nghiệp chế biến-chế tạo và sản xuất, phân phối điện chiếm tỷ trọng lớn, tăng trưởng liên tục, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Về giao thông, Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam. Ở đây có rất nhiều đường quốc lộ có thể đi đến nhiều nơi lân cận như quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28,… Giao thông đường bộ rất phát triển, song các loại hình khác cũng được khai thác và tận dụng rất triệt để. Đường sắt Bắc Nam dài 190km và qua 11 ga, đặc biệt là đi qua ga Bình Thuận và ga Phan Thiết đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc di chuyển. Đường biển cũng được đưa vào sử dụng vì Bình Thuận vốn dĩ có lợi thế về đường bờ biển dài và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Cảng biển Phú Quý hiện nay đã được xây dựng xong và chuẩn bị được đưa vào sử dụng chắc chắn sẽ khiến cho việc lưu thông hàng hóa, xuất khẩu và nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn, chia sẻ các áp lực giao thông với các loại hình khác. Đường hàng không cũng đang tiến hành xây dựng sân bay Phan Thiết để đa dạng hóa các loại hình vận chuyển hơn nữa. Có thể nói, giao thông ở Bình Thuận đang được chính quyền địa phương nỗ lực đồng bộ hóa qua từng ngày.

CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TỈNH BÌNH THUẬN

Quy hoạch tỉnh Bình Thuận là sự kết hợp với những ưu thế về tự nhiên, vị trí, cùng với sự lên kế hoach chỉn chu, tỉ mỉ để đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời, với mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, Bình Thuận đã lên chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, làm bàn đạp đẩy mạnh du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao biển, giải trí,… tập trung vào khu vực Nam Bình Thuận.

Về kế hoạch sử dụng đất, Bình thuận đặt trọng điểm vào sự phát triển của khu vực Phan Thiết, Mũi Né, Kê Gà vì đây vốn là những khu vực có quỹ đất rộng, tiềm năng bất động sản rất lớn, có thể thu hút sự đầu tư đến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dải đất dọc bờ biển khu vực này được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch, đồng thời liền kề đó là diện tích dành cho đất ở hỗn hợp. Như vậy, với tổng tỷ lệ đất sử dụng cho du lịch và thổ cư lên đến 70% quỹ đất toàn xã, chắc chắn trong tương lai nơi đây sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với hàng loạt các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đỉnh cao.

Trong thời gian tới, Bình Thuận cũng lên kế hoạch xây dựng 2 cảng biển quốc tế dựa trên các tiêu chí về thủy văn, du lịch, giao thông kết nối và khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh đã quyết định xây dựng các bến du thuyền tại 19 điểm trên địa bàn với các quy mô từ nhỏ đến lớn. Theo đó, TP.Phan Thiết sẽ có 7 bến du thuyền, Tuy Phong, Bắc Bình, Lagi có 3 bến ở mỗi huyện thị, Hàm Thuận Nam (khu vực Kê Gà) có 2 bến, Hàm Tân có 1 bến.

Tận dụng những ưu thế có được về một không gian biển rộng lớn, trong những năm tới, chắc chắn bất động sản biển của Bình Thuận sẽ phất cờ hơn nữa, sự tăng giá liên tục trong giai đoạn tới sẽ là điều dễ hiểu với mảnh đất nhiều tiềm năng này.

Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-binh-thuan/

30/12/2020 by Admin
Đánh giá post
Chia sẻ:
Từ khóa:
NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN

    Gọi ngay
    Zalo chát
    Viber
    Bản đồ