Quy Hoạch Tỉnh An Giang
QUY HOẠCH TỈNH AN GIANG
An Giang với tốc độ phát triển đô thị, hạ tầng liên tục tăng nhanh và chú trọng phát triển, là yếu tố quan trọng cho các dự án bất động sản trên địa bàn khu vực. Trong bài viết dưới đây của đội ngũ Reviewland.vn, cùng tìm hiểu chi tiết về tiềm năng khai thác tại đây nhé!
|
ƯU THẾ NỔI BẬT CỦA TỈNH AN GIANG
Là một trong những trung tâm chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang sở hữu cho mình những lợi thế rất riêng biệt về nhiều mặt. Trước hết, An Giang là tỉnh có số dân đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, bốn bề xung quanh đều tiếp giáp những vị trí quan trọng như phía Tây giáp với Campuchia, phía nam gần với tỉnh Kiên Giang, thành phố Cần Thơ, phía đông giáp với tỉnh Đồng Tháp – đều là những vị trí quan trọng trong khu vực kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang lên đến 3536,6685 km2, trong đó diện tích dành để phát triển các dịch vụ đa dạng về nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ được phân chia rất chính xác và hợp lý.
Với số dân trên 1 triệu người được phân chia thành 2 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện với thành phố trung tâm là thành phố Long Xuyên, nơi tập trung chủ yếu dân cư trên địa bàn và vì thế có rất nhiều lợi thế phát triển về nhiều mặt. Là một tỉnh đầu nguồn sông nước của hệ thống sông Cửu Long nên tỉnh An Giang có hệ thống giao thông đường thủy rất phát triển và thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, đặc biệt là có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Không chỉ được bù đắp bởi sông Cửu Long mà An Giang cũng là nơi mà hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua nên nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào với tất cả 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn nhỏ. Không chỉ có giao thông đường thủy phát triển mà nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh cũng đem lại rất nhiều ưu thế: quốc lộ 91 nối Châu Đốc – Long Xuyên – Cần Thơ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối kinh tế – xã hội với các trung tâm kinh tế khác. Ngoài ra, An Giang cũng có rất nhiều tuyến đường Tỉnh lộ như 942, 946, 944,… kết nối các địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Dựa vào những lợi thế sẵn có như thế, ban lãnh đạo tỉnh An Giang đã và đang tiếp tục đưa ra những chính sách phát triển, khai thác và tận dụng những ưu thế có được. Đặc biệt là quan tâm đến những chính sách phát triển về thị trường bất động sản để thu hút được sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để có thể đưa An Giang thêm phát triển, hội nhập hơn. Có thể nói, với rất nhiều những lợi thế đa dạng như thế này, trong tương lai, quy hoạch tỉnh An Giang sẽ ngày càng trở nên linh hoạt hơn, trở thành trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
ĐỊNH HƯỚNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH AN GIANG
Trong kế hoạch sắp tới cho quy hoạch tỉnh An Giang, ban lãnh đạo tỉnh đã có nhiều những đánh giá khách quan về tình hình phát triển khu vực. Là một địa phương phát triển đô thị – công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại,dịch vụ đa ngành, tuy nhiên với những lợi thế vốn có hiện nay, An Giang đang có nền kinh tế phát triển trung bình, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng, giao thông còn yếu kém. Với mục tiêu đến năm 2050 có nền công nghiệp cao, hệ thống đô thị và công nghiệp phát triển tiên tiến theo hướng bền vững bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu, có hệ thống thương mại dịch vụ phát triển cao, giao thương mạnh trên phạm vi toàn quốc và các quốc gia trong ASEAN, trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang cần có những quy hoạch vùng phát triển kinh tế xã hội, vùng chuyên canh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch để làm đầu tàu, động lực phát triển bền vững, năng động.
Lần quy hoạch này định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, Xã hội và Môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên; Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đảm bảo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của các vùng, các địa phương; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Đồng thời bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ tỉnh An Giang; phân bố, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai; việc phân bố phát triển không gian trong quá trình lập Quy hoạch phải thống nhất giữa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phân bố đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái; Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
Như vậy có thể nói, quy hoạch An Giang được thực hiện trên việc đánh giá khách quan trung thực những ưu điểm và tiềm năng phát triển của tỉnh, đồng thời không quên khắc phục những khó khăn, điểm yếu để đi lên phát triển mạnh mẽ hơn. Phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội. Với những định hướng phát triển như thế này, chắc chắn trong tương lai, An Giang sẽ sớm trở thành một trong những trung tâm phát triển bậc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-an-giang/