Quy Hoạch Tỉnh Ninh Bình
QUY HOẠCH TỈNH NINH BÌNH
Là một vùng đất giàu giá trị lịch sử – nơi tiếp nối và giao thoa kinh tế và văn hóa giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, Ninh Bình là một tỉnh thành đãvà đang đạt được tốc độ phát triển khá ổn định so với rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Vậy chính sách quy hoạch tại đây trong giai đoạn tới có điều gì mới mẻ và đặc sắc, để Reviewland mang tới cho bạn những thông tin bổ ích nhất!
|
LỢI THẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH
Ninh Bình là tỉnh thành nằm ở cực Nam Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên cũng là nơi kết nối với vùng Bắc Trung Bộ. Vị trí này đã giúp cho Ninh Bình trở thành một trung tâm của sự giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội giữa hai nền văn hóa châu thổ sông Hồng và sông Mã, còn được người đời ưu ái gọi bằng cái tên “Vùng đất cố đô” với những giá trị lịch sử và tinh thần còn lưu truyền hàng nghìn đời nay. Sau kế hoạch đổi mới và phát triển trong 20 năm, Ninh Bình đã thay đổi gần như toàn diện về hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và xã hội. Đây là tỉnh thành được đánh giá rất cao về những thế mạnh, tiềm năng sẵn có, đồng thời cả những chính sách quy hoạch phát triển trong nhiều năm qua của ban lãnh đạo đã giúp cho Ninh Bình có những định hướng và thành tựu đáng kể. Vẻ đẹp thiên nhiên mang màu sắc lịch sử đã khiến cho vùng đất cố đô không chỉ say đắm lòng người mà còn đem đến vô vàn những cơ hội đầu tư lớn nhỏ cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Về hành chính, Ninh Bình được chia thành 2 thành phố và 6 huyện cùng hơn 100 các xã lớn nhỏ trên địa bàn. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Ninh Bình cũng được coi như một địa bàn quan trọng về chính trị, kinh tế và xã hội. Với lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, trình độ dân trí đang ngày càng được nâng cao,… Ninh Bình đang ngày càng thu hút được nhiều các dự án đầu tư lớn nhỏ trong hầu hết các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và đặc biệt là du lịch và đầu tư bất động sản. Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập và phát triển, Ninh Bình cũng như bao tỉnh thành khác đều rất cần sự đầu tư và quảng bá rộng rãi hơn nữa.
Về hệ thống giao thông trên địa bàn, Ninh Bình được coi như một điểm nút giao thông quan trọng với sự sở hữu đến 10 tuyến đường quốc lộ khác nhau, dàn đều trên tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh. Có thể kể đến một số đường quốc lộ nổi bật như: quốc lộ 1A xuyên Việt, quốc lộ 10 nối Quảng Ninh với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ, quốc lộ 12B, 21B hay quốc lộ 37C, 45 nối huyện Nho Quan với tỉnh Thanh Hóa,… Về loại hình đường sắt, Ninh Bình cũng có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đường cao tốc thì có 3 dự án là đường cao tốc Ninh Bình –Cầu Giẽ, đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa, đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh,… Không chỉ vậy, giao thông đường thủy cũng rất phát triển dựa trên hệ thống sông dày đặc của tỉnh, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa cũng trở nên thuận tiện hơn và gairm bớt gánh nặng với đường bộ hơn.
Có thể nhận định, Ninh Bình thực sự là một trong những tỉnh thành có nhiều ưu điểm và lợi thế nổi trội. Với tất cả những ưu thế đó, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra các chính sách quy hoạch thành phố trong giai đoạn tới để hướng đến một mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững hơn nữa.
CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH TỈNH NINH BÌNH
Quy hoạch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2021 – 2030 đưa ra chỉ định phải phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021 – 2030, với kế hoạch 5 năm của cả nước, đồng thời phải dựa trên những tiềm năng và ưu thế vốn có của tỉnh, dùng chính nội lực để vươn lên phát triển lớn mạnh hơn nữa. Mục tiêu chính của chính sách quy hoạch Ninh Bình trong những năm tới là hướng đến xây dựng một thành phố, một trung tâm du lịch của vùng và của cả nước, là cực tăng trưởng khu vực phía Nam của vùng đồng bằng sông Hồng.
Về lĩnh vực kinh tế, ban lãnh đạo chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh cơ cấu ngành theo hướng du lịch và dịch vụ, phát triển công nghệ và kỹ thuật ở mức cao nhất, ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật để xây dựng một nền công nghệ cao, công nghệ sạch, đặc biệt thân thiện với môi trường. Nông nghiệp phải tập trung tái cơ cấu, cũng gắn với nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ cao. Nói chung, phát triển kinh tế chính là dựa trên chính những tiềm năng và lợi thế mà tỉnh đang có, đồng thời cũng cần phát huy nguồn nhân lực thêm dồi dào hơn nữa.
Trong những năm tiếp theo, Ninh Bình nêu cao định hướng phát triển đồng đều các lĩnh vực theo hướng bền vững, phát triển nhưng cũng gắn với bảo vệ môi trường, củng cố và nâng cao quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt, phải chủ động hội nhập để không thụt lại phía sau, muốn như thế tỉnh cần phải tăng cường hợp tác với các tỉnh thành khác lân cận như thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía trên của Bắc Trung Bộ. Kinh tế xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân, chăm lo đến các hoạt động văn hóa, bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên và môi trường.
Như vậy, ban lãnh đạo đã đưa ra những phương hướng chiến lược quy hoạch cho tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn tới rất cụ thể, dựa trên chính những ưu thế sẵn có của tỉnh, hứa hẹn trong tương lai chúng ta sẽ được nhìn thấy một Ninh Bình phát triển hơn nữa, trở thành trung tâm văn hóa nổi bật của vùng đồng bằng sông Hồng.
Nguồn: https://reviewland.vn/tin-tuc/bat-dong-san/quy-hoach-tinh-ninh-binh/