Lợi thế kép mà cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt mang lại
Bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, TP Đà Lạt, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng chiều dài hơn 200km có tổng vốn đầu tư 65.000 tỷ đồng. Dự án được chia làm 3 giai đoạn triển khai gồm đoạn Dầu Giây – Tân Phú, đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương.
Tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giảm tải cho Quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây nằm trong hệ thống cao tốc xuyên Việt. Sau khi hoàn thành, dự kiến từ TP HCM lên Bảo Lộc chỉ khoảng 2 giờ, từ Đà Lạt xuống Bảo lộc cũng chỉ mất 1 giờ, giảm một nửa thời gian so với việc di chuyển trên Quốc lộ 20 như hiện nay.
Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế Đông Nam bộ và Tây Nguyên, vai trò lớn giúp kết nối giao thông, tạo lợi thế phát triển cho ngành Du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác vàng du lịch gồm Nha Trang – Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, đặc biệt là khách quốc tế đến từ TP HCM tới Bảo Lộc, Đà Lạt và ngược lại. Vùng đất Bảo Lộc Lâm Đồng trở thành điểm đến mà các ông lớn đầu tư bất động sản hướng tới nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển thị trường bất động sản ra vùng ven TP HCM.
Bên cạnh bất động sản truyền thống, xu hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng đang là “trend” mà nhiều người hướng tới trong những năm gần đây. Quỹ đất nghỉ dưỡng ven biển đã không còn phong phú, thay vào đó, các nhà đầu tư chuyển hướng đến vùng cao nguyên có khí hậu thích hợp. Bảo Lộc đón đầu làn sóng đầu tư này.